tháng 12 2019

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

TRÀ THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ TRÀ

TRÀ THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ TRÀ

1. CHÈ THÁI GÁI TUYÊN – BẠN ĐÃ NGHE BAO GIỜ CHƯA?

      Nếu ai đã từng uống trà thái nguyên hoặc đã từng đi du lịch đến miền đất bắc, chắc hẳn không thể chưa nghe qua câu chè thái, gái tuyên nổi tiếng từ bao đời nay. Thoạt nghe qua ắt hẳn bạn cũng có thể hình dung được phần nào về ý nghĩa của câu nói này. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao dân gian lại lưu truyền câu nói đó chưa?


Chè thái gái tuyên quang là câu nói nổi tiếng truyền tai nhau qua từ đời nay sang đời khác để ca ngời vị trà thái nguyên thơm ngon cũng như vẻ đẹp của các cô gái xứ tuyên
Chè Thái gái Tuyên Quang là câu nói nổi tiếng truyền tai nhau qua từ đời này sang đời khác nhằm ca ngợi phẩm chất trà thái nguyên thơm ngon cũng như vẻ đẹp của các cô gái xứ tuyên dịu dàng

1.1. Tại sao dân gian lại có câu “Chè Thái Gái Tuyên”

      Dân gian Việt Nam xưa nay luôn truyền tai nhau nhiều câu nói theo kiểu lối nói sống đôi để miêu tả 2 sự việc có nét tương đồng nhau, làm nổi bật cho nhau. Cũng giống như câu “Nhất gái Gia Lai, nhì trai đắk lắk” dùng để miêu tả vẻ đẹp của người con trai và con gái ở 2 nơi đó, thì câu “chè thái gái tuyên” được dùng để miêu tả cho 1 loại đặc sản nổi tiếng thơm ngon ở Thái Nguyên, cũng như vẻ đẹp mỹ miều của người con gái ở xứ Tuyên (Tuyên Quang).


Chè thái nguyên - dặc sản thơm ngon miền Bắc
Chè thái nguyên – dặc sản thơm ngon miền Bắc

      “Chè thái” ở đây ngụ ý nhắc đến chè (trà) được trồng ở Thái Nguyên – nơi trồng trà ngon và nổi tiếng nhất so với các tỉnh khác của miền bắc.
      “Gái Tuyên” là người con gái ở xứ Tuyên Quang với vẻ đẹp mộc mạc nhưng dịu dàng, đằm thắm.


Vẻ đẹp các cô gái xứ Tuyên Quang dịu dàng đằm thắm
Vẻ đẹp các cô gái xứ Tuyên Quang dịu dàng đằm thắm

      Chè thái nguyên với hương vị thơm ngon, mộc mạc hương trà truyền thống, đậm chất thôn quê nhưng vô cùng thanh tao và đi vào lòng người, được ví như sự giản dị, thuần khiết, vẻ đẹp kiêu sa cuốn hút ánh nhìn của người cô gái xứ Tuyên, và ngược lại.

1.2. Thái Nguyên – vùng đất huyền thoại mang tên trà

      Thái nguyên vốn là một tỉnh nổi tiếng về công nghệ luyện kim, quặng mỏ, từ những tiềm năng kinh tế và những lợi thế là cửa ngỏ của vùng Tây Bắc đã giúp cho Thái Nguyên ngày càng trở nên sầm uất.


Thành phố Thái Nguyên với nhiều tiềm năng kinh tế, đặc biệt là ngành trồng chè
Thành phố Thái Nguyên với nhiều tiềm năng kinh tế, đặc biệt là ngành trồng chè

      Đặc điểm trung du bán sơn địa đã chia Thái Nguyên thành nhiều địa hình rõ rệt, từ đó cũng thích ứng với những loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây trà.
      Đã có không ít bài giới thiêu về chè thái nguyên trên báo đài, tivi,…ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên khéo tạo hóa cho vùng đất này cũng như tắm tắt ngợi khen phẩm chất nước chè thái nguyên.
      Thái Nguyên là vùng đất đồi với nhiều triền dốc, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ và chịu rét đậm vào mùa đông. Được hình thành chủ yếu dựa trên nền đất phong hóa feralit và phù sa cổ, độ pH trong đất vừa đủ, lại thêm nguồn nước sông Công, sông Cầu, hồ núi Cốc đã tạo nên các mạch nước ngầm tưới mát cho những vườn trà quanh năm xanh tốt. Đó là những lợi thế mà không phải ở đâu cũng có được.
      Nhờ vào dãy núi Tam Đảo, những đồi chè dưới chân núi được hưởng trọn ánh nắng bình minh, đồng thời lại chắn được bức xạ mặt trời khắc nghiệt khi về chiều. Lợi thế thiên nhiên là thế nên nếu nói hương trà thái nguyên tượng trưng cho khí trời thì vị trà lại là đại diện cho cội đất của Thái Nguyên.


Những đồi chè dưới chân núi được hưởng trọn ánh nắng bình minh
Những đồi chè dưới chân núi được hưởng trọn ánh nắng bình minh

      Trà thái nguyên ngon điều này đã được nhiều người biết đến, nhưng vì sao cái hương vị thơm ngon độc đáo chỉ có ở Thái Nguyên thì không ai lý giải được.
      Tại thái nguyên có rất nhiều nơi trồng chè nổi tiếng như: Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Tân Cương,… nhưng chỉ duy nhất trà ở vùng Tân Cương là ngon nhất và cho ra nước chè có hương thơm cốm, vị chát dịu, hậu ngọt sâu, ngậy. Chính vì thế, trà tân cương cũng góp phần làm nên đặc sản trà thái nguyên và nổi tiếng bao đời nay.
      Dù chỉ 1 lần, hãy cảm nhận cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt thơm ngát của tách trà, được đắm mình vào trong màu xanh ngút ngàn của đồi trà miên man trãi rộng, là bạn đã đến thái nguyên.

2. ĐỊNH NGHĨA TRÀ THÁI NGUYÊN

Trà thái nguyên là gì?
      Trà thái nguyên là 1 loại đặc sản trà miền bắc nổi tiếng thơm ngon, một loại trà xanh được thu hái từ những búp chè tươi non trên đất Thái Nguyên và được chế biến sao khô thành trà khô thành phẩm mang tên gọi chung là trà thái nguyên.
      Trà thái nguyên sau khi chế biến, cánh trà sẽ có màu đen bạc, nhỏ xoăn, đều tăm tắp. Dùng tay bóp sẽ cảm nhận được độ giòn, khô của trà. Hương thơm nhẹ nhưng đủ để cảm nhận được mùi hương của cốm non – đặc trưng của hương vị bắc.


Trà thái nguyên hay còn được nhiều người gọi là trà bắc là loại trà có hương vị thơm ngon mùi cốm non, vị chát nhẹ, hậu ngọt, ngậy và đượm đà
Trà thái nguyên hay còn được nhiều người gọi là trà bắc là loại trà có hương vị thơm ngon mùi cốm non, vị chát nhẹ, hậu ngọt, ngậy và đượm đà

      Sau khi pha chè thái nguyên, điều đầu tiên khó để bạn có thể quên được đó là hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết rất dễ chịu của cánh trà bật ra sau khi gặp cái nóng của nước. Uống ngụm đầu tiên, lưỡi có thể cảm nhận được vị ngầy ngậy, vị chát nhưng không đắng và đậm, sẽ lan tỏa khắp khoang miệng, khiến tâm thức người uống bừng tỉnh, tiếp đó, để nước trà từ từ đi vào trong cổ họng, vị ngọt tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng đủ để người thưởng thức cảm thấy sảng khoái và ngon miệng vô cùng.

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN

3.1. Lịch sử trà thái nguyên

      Người ta cũng không biết rõ nghề trồng trà đã có ở đây tự bao giờ, xong sự hiện hữu của những thân cây trà cổ thụ ở đây đã nói lên rằng cây trà đã có mặt ở đây từ lâu lắm rồi.
      Lịch sử trà Thái Nguyên tồn tại song song cùng với lịch sử phát triển của trà Việt. Sau bao thăng trầm của thời gian trà Thái Nguyên luôn giữ cho mình một chỗ đứng vững chắc và bền bỉ, giữ vững vị thế là cây mũi nhọn thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển.
      Nhắc đến lịch sử phát triển cây trà thái nguyên không thể nào không nhắc đến Tân Cương – vùng đất mang tên đệ nhất danh trà làm nên thứ đặc sản quý cho thái nguyên cũng như đất nước Việt Nam.
      Tân Cương là một vùng đất bán sơn địa trực thuộc thành phố Thái Nguyên, là một xã ngoại thành, nằm về phía tây nam của thành phố Thái Nguyên. Rời trung tâm thành phố Thái Nguyên theo tỉnh lộ Thịnh Đán- Núi cốc chừng 10km bạn sẽ bị choáng ngợp ngay bởi những nương chè xanh đang đơm lộc biếc. Đất nước ta có rất nhiều vùng sản xuất chè ngon nhưng hương vị Trà Tân Cương Thái Nguyên đã đi sâu vào tâm tưởng của mỗi người.. Được nhiều người dân du lịch trong và ngoài nước biết đến.


Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên xanh mướt - là nơi nổi tiếng chất lượng chè thơm ngon nhất so với các vùng còn lại
Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên xanh mướt – là nơi nổi tiếng chất lượng chè thơm ngon nhất so với các vùng còn lại

      Ngày nay, Tân Cương là vùng đất đã quá nổi tiếng vì trà tân cương thái nguyên ngon nức tiếng, nhưng bạn sẽ không thể ngờ. Trước kia, Tân Cương là một vùng rừng núi hoang vu. Năm 1919, sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, Có một nhóm lính Việt Nam mãn hạn phục vụ quân đội trở về từ Pháp, được Nhà Nước bảo hộ Pháp cho phép lên Tân Cương lập đồn điền để khai thác đất hoang. Năm 1921, vùng Tân Cương đã có vài chục nóc nhà, trong đó có những ông đồ như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ… Là những nhà nho nên các cụ đã kết bạn được với ông Nghè Tuân là Tuần Phủ, người đứng đầu một tỉnh.
      Do không muốn bị phụ thuộc và cũng do khoảng cách khá xa với các xã lân cận nên dân Tân Cương xin với ông Nghè cho lập ra một xã riêng. Ông Nghè chuẩn y, cho tiến hành các thủ tục thành lập xã mới, lấy tên là Tân Cương. Sau khi xã được thành lập, ngày 10 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1922) nhân dân Tân Cương mời cụ Nghè Sổ về cắm hướng đình và đình được chính thức khởi công xây dựng, hơn một năm thì xong. Để bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ, dân Tân Cương đã suy tôn ông Nghè Sổ làm thành hoàng làng và thờ sống.
      Dạo đó, Tân Cương là vùng đất hoang sơ rừng rú, đêm nằm nghe tiếng hổ gầm, vượn hú cũng đủ rùng mình run sợ. Nhân dân khai hoang chỉ biết trồng sắn, khoai nên cái đói còn bám dai dẳng. Lắm khi mấy tháng liền không nhìn thấy hạt gạo, chỉ ăn toàn sắn khoai. Thấy vậy, ông Nghè Sổ mới bàn với dân Tân Cương đem giống chè về trồng để có thêm thu nhập. Theo chỉ dẫn và có phần chu cấp của ông Nghè, ông Đội Năm là tiên chỉ đầu tiên của xã Tân Cương cùng một số trai tráng đã lặn lội lên Phú Thọ để xin giống chè. Ngày lại ngày, năm lại năm, Tân Cương chẳng mấy chốc đã choàng lên mình màu xanh mướt của các nương chè. Và trà tân cương thái nguyên chính thức bước chân ra thị trường rộng lớn.


Ông Đội Năm, tên thật là Vũ Văn Hiệt, sinh năm 1883, quê xã Bạch Nam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; gia đình định cư tại Thái Nguyên khoảng những năm 1919, 1920, mất tại Tân Cương, huyện Đồng Hỷ ( nay là thành phố Thái Nguyên) năm 1945.
Ông Đội Năm, tên thật là Vũ Văn Hiệt, sinh năm 1883, quê xã Bạch Nam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; gia đình định cư tại Thái Nguyên khoảng những năm 1919, 1920, mất tại Tân Cương, huyện Đồng Hỷ (nay là thành phố Thái Nguyên) năm 1945.

      Năm 1925, ông Đội Năm dựng xưởng chế biến chè, mở hiệu bán chè ở thị xã Thái Nguyên, rồi đặt địa chỉ giao dịch ở một số tỉnh thuộc 3 kỳ trong nước. Trà tân cương thái nguyên của cụ nổi tiếng đến mức năm 1935, mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội, đoạt giải nhất. Các thương gia Ấn Độ hàng năm đều nhập của cụ hàng chục tấn trà. Chính vì công lao to lớn của cụ mà dân làng Tân Cương mới suy tôn ông Đội Năm là ông tổ trà”.
VIDEO CHIA SẺ: NGUỒN GỐC TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN

3.2. Một số hình ảnh về trà thái nguyên tuyệt đẹp



Hình ảnh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên đẹp tuyệt mỹ
Hình ảnh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên đẹp tuyệt mỹ
Những búp chè thái nguyên căn mọng đón bình minh
Những búp chè thái nguyên căng mọng đón bình minh
Cây chè và người dân Thái Nguyên gắn bó với nhau từ bao đời nay và là kế sinh nhai của người dân bản địa
Cây chè và người dân Thái Nguyên gắn bó với nhau từ bao đời nay và là kế sinh nhai của người dân bản địa
Sông cầu nổi tiếng xinh đẹp và là nguồn nước tắm mát cho những cây chè thái nguyên
Sông Cầu nổi tiếng xinh đẹp và là nguồn nước tắm mát cho những cây chè thái nguyên
Đền thờ ông Đội Cấn - một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917
Đền thờ ông Đội Cấn – một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917

4. THAM QUAN CÁC ĐỒI CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

4.1. Đặc điểm địa hình các vùng trồng chè thái nguyên

      Điều đầu tiên bạn có thể thấy khi đặt chân đến Thái nguyên là những ruộng chè thái nguyên bạt ngàn, xanh ngút trãi dài như một tấm thảm. Thái nguyên với nhiều địa điểm trồng chè nổi tiếng, lớn có, nhỏ có, mỗi nơi sẽ cho ra 1 loại chè có hương vị thơm ngon khác nhau tùy theo chất đất và phương thức canh tác ở nơi đó.


Những ruộng chè thái nguyên xanh bát ngát vô cùng đẹp mắt
Những ruộng chè thái nguyên xanh bát ngát vô cùng đẹp mắt

 Diện tích các vùng chè lớn Thái Nguyên
      Tổng diện tích tỉnh thái nguyên là 3.562,82 km² với diện tích trồng chè chiếm 15.000 ha, đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng. Trong đó:
Diện tích các vùng chè lớn chiếm như sau:
      – Vùng chè Phú Lương: hơn 4.200 ha lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh
      – Vùng chè Đại Từ: hơn 6.300 ha (chiếm 25% diện tích trồng chè của tỉnh)
      – Vùng chè Tân Cương: 1.500 ha
      – Vùng chè Đồng Hỷ: 3.600,75 ha


Bản đồ các vùng trà lớn ở Thái Nguyên
Bản đồ các vùng trà lớn ở Thái Nguyên

 Lợi thế thiên nhiên ban tặng
      Như đã nói, sở dĩ Thái Nguyên có được diện tích trồng chè thái nguyên lớn và phát triển như ngày nay là nhờ vào những lợi thế thiên nhiên ban tặng mà không phải nơi nào cũng có được.
      Khí hậu thái nguyên quanh năm mát mẻ, chia ra 2 mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên rất thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
      Cây chè hợp thổ nhưỡng và sống tốt trên nền đất feralit, macma axít, phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất chua.
      Về nguồn nước, cây trà quanh năm được tưới tiêu bởi dòng sông Công đầy phù sa, là nước thượng nguồn từ núi chảy xuống nên rất sạch. Ngoài ra, những đồi chè còn được che chắn bởi những dãy núi cao Tam Đảo khỏi những ngày nắng khắc nghiệt, dãy núi như 1 bức tường thành vững chãi, một thứ màng lọc tự nhiên của hệ sinh thái giúp tạo ra ánh sáng tán xạ và một bầu khí quyển tương đối mát mẻ bảo vệ cây trà phát triển xanh tốt.


Dãy núi tam Đảo như 1 bức tường thành vững chãi che chắn cho những đồi chè khỏi những ngày nắng khắc nghiệt
Dãy núi Tam Đảo như 1 bức tường thành vững chãi che chắn cho những đồi chè khỏi những ngày nắng khắc nghiệt

      Thái Nguyên là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị và nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch như:
– Khu du lịch Hồ Núi Cốc


Khu du lịch Hồ Núi Cốc luôn là điểm đến của hàng ngàn khách du lịch khi đặt chân đến Thái Nguyên
Khu du lịch Hồ Núi Cốc luôn là điểm đến của hàng ngàn khách du lịch khi đặt chân đến Thái Nguyên

– Khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà


Vẻ đẹp tiên cảnh của Hang Phượng Hoàng Thái Nguyên
Vẻ đẹp tiên cảnh của Hang Phượng Hoàng Thái Nguyên

– Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá – Nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước từng ở và làm việc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đó, rãi rác hàng trăm di tích lịch sử và xếp hạng cấp Quốc Gia


Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá – Nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước từng ở và làm việc
Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá – Nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước từng ở và làm việc

– Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Nguyên) – Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em Việt Nam.


Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

– Các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).


Đền Muối Thái Nguyên
Đền Muối Thái Nguyên

      Ngoài ra, Thái Nguyên còn là 1 nơi được mệnh danh là cầu nối giữa các tỉnh và thành phố trong cả nước, nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo – Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương).
      Đến với thái nguyên, du khách luôn cảm thấy ấm lòng khi trở về với nguồn cội khi tham quan khu bảo tàng văn hóa, các di tích lịch sử lâu đời….Tham gia các lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hoa tâm linh độc đáo, cũng như có dịp vui chơi thỏa thích, nghĩ dưỡng giữa thiên nhiên bao la của đại ngàn. Mặc dù vậy, điểm đến đầu tiên của du khách vẫn là những đồi chè bát ngát xanh tươi – nơi làm nên linh hồn của đất chè Thái Nguyên.


Khu vui chơi giải trí cho khách du lịch trãi nghiệm nền văn hóa Thái Nguyên
Khu vui chơi giải trí cho khách du lịch trãi nghiệm nền văn hóa Thái Nguyên

      Vốn là vùng đất xinh đẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên và điểm đến hấp dẫn, Thái Nguyên thu hút hàng ngàn khách du lịch, nhà đầu tư đến và không quên trở lại đây một lần nữa.

4.2. Tổng quan về ngành chè thái nguyên tại Việt Nam

 Sản lượng và quy hoạch
      Mặc dù đứng thứ 2 sau Lâm Đồng về diện tích trồng chè nhưng nói về sản lượng chè thái nguyên cho ra hằng năm thì không hề thua kém. Với diện tích trên 21.500ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 113,9 tạ/ha. Theo số liệu năm 2018 cho thấy mỗi năm sản lượng chè búp tươi đạt 223,78 nghìn tấn/năm. Sản lượng tăng cao nhờ tăng cường trồng các loại chè cành, cũng như chăm bón theo quy trình kỹ thuật.
      Dự kiến đến năm 2020, đất chè Thái Nguyên phấn đấu nâng tổng diện tích chè lên 22.000ha, năng suất chè búp tươi đạt 115 tạ/ha; sản lượng đạt 240.000 tấn/năm.


Sản lượng chè thái nguyên măc dù đứng sau Lâm Đồng nhưng chất lượng chè cho ra thì có thể nói không nơi nào sánh bằng
Sản lượng chè thái nguyên măc dù đứng sau Lâm Đồng nhưng chất lượng chè cho ra thì có thể nói không nơi nào sánh bằng

       Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích người trồng chè trồng mới, trồng thay thế các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao. Cụ thể là các giống chè Thái Nguyên như LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc. 100% diện tích chè trong quy hoạch chè thái nguyên sản xuất theo hướng VietGAP và an toàn; 30% diện tích sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGAP hoặc GAP khác.
 Tình hình sản xuất trà thái nguyên
      Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 130 cơ sở chế biến chè thái nguyên lớn nhỏ, phân bố đều trên khắp địa bàn tỉnh. Tính riêng trên địa bàn huyện Đại Từ xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hiệu quả như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cho nên năng suất, chất lượng chè nâng lên, bình quân mỗi héc-ta đạt doanh thu 400 đến 500 triệu đồng/ năm, sản xuất chè cao cấp đạt gần một tỷ đồng/ha/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn hơn 6%.


Các cơ sở sản xuất trà hiện này đa phần đều áp dụng dây chuyền công nghê hiện đại đem lại năng suất cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng trà làm ra
Các cơ sở sản xuất trà hiện này đa phần đều áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại đem lại năng suất cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng trà làm ra

      Đặc biệt, ở vùng Tân Cương là cho ra năng lực sản xuất và chế biến chè rõ ràng và mạnh nhất. Nếu như so với trước đây, những đồi chè thường không được tưới tiêu thường xuyên nên mỗi năm chỉ có thể thu hái bảy, tám lứa/ năm, các công đoạn sản xuất như: sao, vò, sấy chè chủ yếu dùng bằng tay thủ công với những công cụ thô sơ như chảo, vạc thì trái lại những năm gần đây chè được đầu tư hệ thống tưới xoay chiều, đủ độ ẩm, cho thu hái 10 đến 11 lứa/năm. Công cụ tự động hóa trong các nhà máy chè thái nguyên sử dụng ga, điện, công cụ vò, sao bằng tôn quay hiện đại trong các khâu chế biến, đóng gói, giảm đến mức thấp nhất sức lao động, mẫu mã, chất lượng chè được nâng lên. Nhằm giảm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất chè thái nguyên, đến nay đã xuất hiện mô hình sản xuất chè với thiết bị và công nghệ hiện đại.
 Con đường xuất khẩu chè ở thái nguyên
      So với các loại thực phẩm xuất khẩu khác như gạo, café, rau quả,… thì con đường sinh lợi từ xuất khẩu các sản phẩm chè thái nguyên còn thua xa nhiều bậc, khi mà giá cả chè xuất khẩu bình quân của chè Việt Nam chỉ bằng 50% giá bình quân của thế giới.
      Theo số liệu thống kê của năm 2018 và 2019 đều tiếp tục giảm so với những năm trước. Cụ thể, theo Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương cho biết, theo ước tính, chè Thái Nguyên xuất khẩu trong tháng 11/2018 đạt 12 nghìn tấn. Trị giá 23 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 0,9% về trị giá so với tháng 10/2018, giảm 2,5% về lượng, nhưng tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
       Lũy kế 11 tháng năm 2018, xuất khẩu chè Thái Nguyên đạt 116 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD. Giảm 9,3% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Chè xanh được xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, I-ran.
      Đến năm 2019 chè vẫn tiếp tục giảm liên tục tại các thị trường chính, mặc dù tại một số thị trường khác có tăng trưởng nhưng không đủ bù đắp.
      Giá chè Thái Nguyên trong nước được dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định và tăng nhẹ như hiện tại trong các tháng cuối năm 2018. Nguyên nhân là nhu cầu của doanh nghiệp, người tiêu dùng mua biếu tặng dịp Tết nguyên đán và tết dương lịch.


Trà thái nguyên được kiểm định nghiêm nghặt và đưa ra xuất khẩu hàng năm
Trà thái nguyên được kiểm định nghiêm nghặt và đưa ra xuất khẩu hàng năm

      Để thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Thái Nguyên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chè thì cần có biện pháp khuyến khích tăng tiêu dùng chè trong nước. Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm vào các phân khúc như chè hữu cơ, chè đặc sản Thái Nguyên để nâng cao giá trị gia tăng cho chè…
 Định hướng phát triển cho ngành chè thái nguyên
      Tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời chú trọng phát triển các đặc sản trà truyền thống gắn với các làng nghề, nghệ nhân chế biến trà.
      Về chất lượng chè ngon, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.


Nhà nước luôn khuyến khích người dân trồng chè theo những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, nâng cao canh tác và chất lượng chè làm ra
Nhà nước luôn khuyến khích người dân trồng chè theo những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, nâng cao canh tác và chất lượng chè làm ra

      Đối với việc quảng bá thương hiệu chè, cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt, chè Tân Cương Thái Nguyên. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 – 3 lần so với hiện nay.
      Thương hiệu chè Việt và trà Thái Nguyên đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị trường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan,… Với trên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè thái nguyên, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại sản phẩm trà, trong đó trà đen chiếm chủ yếu (khoảng 78% tổng sản lượng xuất khẩu), còn lại là trà xanh và các loại sản phẩm trà khác từ chè.

5. TRÀ THÁI NGUYÊN – ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI

      Thái nguyên, một vùng đất huyền thoại, mưa thuận gió hòa, mang trong mình những lợi thế chẳng nơi nào có để sản sinh và nhân lên tinh túy loại chè đầy sắc hương bản địa. Cây chè thõa sức thấm hút tinh túy đất trời, những búp chè đươm thì chỉ chờ con người tạo tác nốt.
      Từ bao đời nay sản vật này đã đánh thức giác quan và in vào tiềm thức thưởng ngoạn của những người kỹ tính nhất. Sản phẩm trà được sinh ra từ đất thái nguyên đã ghi dấu ấn ở nhiều quốc gia, khắp các châu lục với ý nghĩa khẳng định một phần văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam.


Cây chè thái nguyên là sản vật của quốc gia, gắn bó với đời sống người dân bao đời, là nét văn hóa tươi đẹp mà dân tộc Việt Nam cần phải gìn giữ
Cây chè thái nguyên là sản vật của quốc gia, gắn bó với đời sống người dân bao đời, là nét văn hóa tươi đẹp mà dân tộc Việt Nam cần phải gìn giữ

      Trà thái nguyên không chỉ mang đến cho con người về giá trị tinh thần mà chúng còn là “kế sinh nhai” tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân bản địa, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Hơn nữa, đó còn là một công việc bền vững, kể cả lao động ít học, không làm công nghiệp được vẫn có thể làm chè.
       Trãi qua bao năm tháng, dẫu lịch sử thăng trầm chất trà thái nguyên vẫn nguyên vẹn tinh túy. Như một khúc ca huyền thoại, trà xứ thái đã, đang và mãi mãi trường tồn.
THÁI NGUYÊN – MẢNH ĐẤT LỊCH SỬ HÀO HÙNG ĐANG CHỜ ĐỢI BẠN KHÁM PHÁ
Mời các bạn tham khảo các bài viết:

Giới Thiệu Chè Thái Nguyên